"Anh Tám" Nguyễn Duy Quý người giữ lửa phong trào

17/07/2021 16:20

Khi nói về đồng chí Nguyễn Duy Quý, Nguyên Bí Thư, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, P. Chủ tịch Trung ương Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh tỉnh Bình Định, mọi người vẫn quen gọi một cách gần gũi thân mật bằng biệt danh trong kháng chiến chống Mỹ là "Anh Tám" mặc dù nay ông đã ở ngoài tuổi 80.

Ít ai biết rằng, biệt danh này từng nỗi ám ảnh khiếp sợ cho kẻ thù và chư hầu trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, khi ông trực tiếp lãnh đạo giành thắng lợi liên tiếp hơn 100 cuộc phản kích của địch. Khi đó ông là huyện đội trưởng huyện Hoài Nhơn, một trong ba địa phương ác liệt nhất trong chiến tranh chống Mỹ là (Nhất Củ Chi, Nhì Gò Nổi, Ba Hoài Nhơn). Sau nhiều lần bị thất bại cay đắng, chúng đã treo giải thưởng trị giá 50.000 USD cho ai cung cấp được thông tin về "Anh Tám" để "tiêu diệt khuẩn cấp tên CS đặc biệt nguy hiểm".

tam2-1626513441.jpg
Người viết bài và đồng chí Nguyễn Duy Quý

Hoà bình lập lại, ông trải qua các chức vụ lãnh đạo tỉnh Bình Định. Khi nghỉ hưu ông cùng cố nhà báo Đỗ Phượng và nhiều vị tiền bối cùng thời như Bí thư tỉnh Bến Tre- Mười Kỷ, Bí thư Đồng Tháp - Tám Nhân, Bí thư Bà Rịa Vũng Tàu - Tư Hy, Bí thư Sóc Trăng - Sáu Vụ, Chủ tịch tỉnh Minh Hải - Bảy Trị, Bí thư Đắk Lắk Y Luyện; Bí thư Kon Tum - Sô Lây Tăng; Phó Bí thư Thành phố HCM - Năm Cương, Bí thư Nghệ An - Nguyễn Bá, Bí thư Hà Tĩnh - Trần Quốc Thại... đi tiếp trong sự nghiệp Sinh Vật Cảnh suốt mấy chục năm qua.

20 năm được đồng hành cùng ông, chúng tôi nhận thấy, ông cũng giống như cố nhà báo Đỗ Phượng mọi ý kiến, suy nghĩ đến hành động của ông trong tổ chức Hội và phong trào Sinh Vật Cảnh Việt Nam luôn "Dĩ Công Vi Thượng", đặt lợi ích của tập thể, sự đoàn kết nội bộ lên trên hết, nhưng lại rất linh hoạt và mềm dẻo trong phương pháp vận động quần chúng. Ở đâu có phong trào ở đó có ông. Tiếng nói của ông cùng Già làng Tây Nguyên - Y Luyện Niếk Đăm ở miền Trung và Tây Nguyên là chỗ dựa tinh thần và niềm tin cho nhân dân nơi đây.

Cũng giống như cố nhà báo Đỗ Phượng mọi ý kiến, suy nghĩ đến hành động của ông trong tổ chức Hội và phong trào Sinh Vật Cảnh Việt Nam luôn "Dĩ Công Vi Thượng", đặt lợi ích của tập thể, sự đoàn kết nội bộ lên trên hết, rât linh hoạt và mềm dẻo trong phương pháp vận động quần chúng. Ở đâu có phong trào ở đó có ông. Gần như không một sự kiện lớn ở Sinh Vật Cảnh Thủ đô nào mà ông không có mặt từ 5 - 7 ngày và lúc nào ông cũng đến trước để kiểm tra động viên anh em đồng nghiệp. Tiếng nói của ông và gồng chí Y Luyện Niếk Đăm ở miền Trung và Tây Nguyên là chỗ dựa tinh thần cho tổ chức Hội và phong trào Sinh Vật Cảnh nơi đây.

tam3-1626513495.jpg
Kẻ thù từng truy nã đặc biệt đối với đồng chí Nguyễn Duy Quý

Ông Hoàng Kim Trung, Nguyên Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội đến tận bây giờ vẫn không thể nào quên hình ảnh "Anh Tám" xoay trần mặc quần đùi cùng anh em xuống cây cảnh tại Bảo tàng Hà Nội trưng bày phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: "Tính cách của Anh Tám rất đặc biệt được thể hiện trong những lúc như thế. Anh ấy đội mưa đội nắng ăn cùng ngủ cùng anh em. Anh ấy chẳng những không trách ban tổ chức chậm chễ mà anh ấy còn động viên chia sẻ".

Nhớ lại Festival Sinh Vật Cảnh Thủ đô lần thứ I năm 2016, đồng chí Nguyễn Duy Quý đã ra trước 3 ngày để kiểm tra công tác chuẩn bị. Sau khi kiểm tra hiện trường và công tác hậu cần, ông rút máy ra gọi cho Nghệ nhân Huỳnh Thanh Tuyên chuẩn bị tối đa tác phẩm để đồng hành một cách mạnh mẽ nhất đồng hành cũng những người bạn Thủ đô.

Cách đây gần 3 tháng, nhân Triển lãm Sinh Vật Cảnh tỉnh Bình Định năm 2017, ông và Nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ, Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội quyết định tổ chức kết nghĩa giữa hai tổ chức Hội với nhau theo tinh thần "Hội Sinh Vật Cảnh Thủ đô gọi Bình Định trả lời và ngược lại" nhằm tạo ra cơ sở kết nối chặt chẽ có lợi cho phong trào trong tình hình mới. Ông Tám rất tiếc nuối vì trong buổi kết nghĩa quan trọng đó vắng Cố nhà báo Đỗ Phượng, người khởi xướng chương trình "Sinh Vật Cảnh Hà Nội với cả nước, Sinh Vật Cảnh cả nước với Hà Nội".

Tại Hội nghị Tôn vinh Nghệ nhân, Doanh nhân, Chủ nhà vườn tiêu biểu toàn Quốc đồng hành vì sự nghiệp phát triển Sinh Vật Cảnh Thủ đô năm 2017 và Triển làm Sinh Vật Cảnh huyện Phúc Thọ lần II, ông Tám ông không giấu được niềm xúc động khi thấy tổ chức Hội và khí thế phong trào Sinh Vật Cảnh cả nước như được hội tụ tại Thủ đô. Ông như khỏe khoắn vui tươi hơn sau những ngày ở Thủ đô. Kết thúc chuyến thăm ông đề nghị được thăm quan một khu chợ Sinh Vật Cảnh của Thủ đô để về triển khai tại Bình Định.

tam1-1626513549.jpg
Người viết bài và những năm tháng gẫn gũi đồng chí Nguyễn Duy Quý

Bữa cơm đạm bạc thân thương tạm chia tay ông Tám, Bác Tám, Anh Tám sao mà bin rịn luyến tiếc đến thế. Mọi người không ai nói thành lời, ai cũng muốn ông ở lại thêm thời gian vì chỉ cần có sự hiện diện của ông được ông truyền cảm hứng làm Sinh Vật Cảnh thì không có việc gì không thành công nên đành mượi lời ca tiếng hát "Người ơi người ở đừng về" để nói lên tâm trạng của mình.

Người viết bài may mắn được phục vụ trao đổi công việc gần gũi với ông hơn gần 20 năm qua luốn thấy ở ông tư chất người giữ lửa phong trào Sinh Vật Cảnh Việt Nam cũng rất bin rịn mỗi lần chia tay:

Vừa gặp đó rồi lại vội chia ly

Sao gặp nhau lần nào bác cũng vội!?

Rời Thủ đô mang tâm tình đất Võ

"Đồng đội tôi chung chiến hào sinh cảnh"

Dám dấn thân sự nghiệp gian nan

Mang màu xanh sự sống tới đồng bào

"Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

Rồi ai cũng về với ông bà tiên tổ

Hãy vững bước trên con đường đã chọn

Theo Bác Hồ "Trồng cây" gây sự nghiệp

Không nao núng trước thử thách gian nan

Vượt tất cả là niềm tin tất thắng!

"Ai gặp bác một lần cũng chẳng thể nào quên

Bao nhiêu năm trên con đường cách mạng

Bác vẫn đi, đi mãi không ngừng

Như cánh chim trời bay không biết mỏi

Mỗi bước đi biết mấy gian lao

Đạn quân thù đã nhiều lần xuyên rách áo

Bác ở đồng bào thương, đi bao người nhớ"

QT
Bạn đang đọc bài viết ""Anh Tám" Nguyễn Duy Quý người giữ lửa phong trào" tại chuyên mục GREEN CONNECTION. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (08.4646.0404) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan.hoinhap@gmail.com).